Dễ nhầm với ngộ độc thức ăn
Dị ứng thực phẩm đôi khi có biểu hiện rất mơ hồ như thái độ chán ghét thức ăn, thay đổi khí sắc sau khi ăn… Tình trạng này cũng hay xảy ra ở trẻ em khiến nhiều bậc cha mẹ thấy con mình không muốn ăn mà không thể tìm ra nguyên nhân, càng ép ăn trẻ càng chán ăn. Hiện tượng trên kéo dài lâu ngày có thể đưa đến tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.
Các biểu hiện thường gặp nhất của dị ứng với thực phẩm là tình trạng tổn thương ở da như: nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy, phù môi phù mắt. Một số trường hợp gây ra các triệu chứng tiêu hóa như nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy, tiêu ra máu, dễ nhầm với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn.
Các biểu hiện về hô hấp thường nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở nhiều khi rất dữ dội. Trong một số ít trường hợp dị ứng thực phẩm có thể gây sốc phản vệ, ngưng tim, ngưng thở đột ngột và tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu kịp thời, nhất là ở những trẻ em dưới 2 tuổi.
Biểu hiện khi bị dị ứng
Mực: Những người tỳ thận dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục… thì không nên dùng. Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.
Ngao: Dù là loại thực phẩm rất có lợi cho những người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tuyến tiền liệt lành tính… nhưng vì ngao có vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát không nên dùng.
Hàu: Là loại đồ biển rất giàu các axit amin cần thiết, các vitamin và nguyên tố vi lượng, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hóa hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.
Tôm biển: Những người bị dị ứng tôm, bị viêm da mẩn ngứa, có hội chứng âm hư, hỏa vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cơn bốc hỏa, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… thì không nên ăn. Ngoài ra, tôm biển không nên ăn cùng thịt dê và khi dùng thì không được uống vitamin C.
Cua biển: Những người tỳ vị hư yếu biểu hiện bằng các triệu chứng như dễ bị rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát, những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua thì không được dùng. Cần chú ý không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Không bao giờ được ăn cua không còn tươi vì chất đạm trong cua rất dễ phân hủy và biến thành chất độc hại cho cơ thể.
Không ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ
Tôm, cua, sò, hến chết có chứa nhiều vi khuẩn, không nên ăn vì có thể có độc tố, dễ gây ngộ độc. Không nên ăn hải sản và uống bia cùng lúc vì dễ bị bệnh gút. Không nên ăn hải sản và trái cây cùng lúc vì dễ bị đau bụng. Không ăn cùng với thực phẩm giàu vitamin C dễ gây ngộ độc. Không nên uống trà sau khi ăn hải sản bởi trà có chứa axit tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan, lắng đọng trong cơ thể.
Do hải sản đã có sẵn tính hàn, nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh… dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Những người tỳ thận dương hư không nên ăn mực.