Mùa xuân đến tiết trời trở nên ấm áp và ẩm ướt, một số loại thực phẩm rau quả vốn không chứa độc tính hoặc rất ít, có thể trở nên có độc hoặc tăng thêm độc tính. 4 loại thực phẩm càng ăn càng ‘teo’ vòng 1 Cách làm son môi từ củ dền Những món càng ăn nhiều…càng giảm cân
Mía bị mốc
Mía được thu hoạch từ rất sớm, có thể bị nhiễm khuẩn hoặc bị mốc do thời tiết ẩm thấp mà bạn không để ý đến. Nếu ăn phải mía đã bị mốc rất dễ khiến bạn bị ngộ độc, nhẹ thì buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, nặng thì bị co giật chân tay, sau đó hôn mê thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Cà chua chưa chín kỹ
Họ cà ít nhiều điều có mang tính độc, cà chưa chín độc tính càng nổi bật. Cà chua ương, có màu nửa xanh nửa đỏ có hàm chứa các chất độc như Anthocyanin, Alcaloit… khi ăn cảm giác có vị đắng trong cổ, ăn vào rất dễ bị ngộ độc.
Khoai tây mọc mầm
Khoai tây mọc mầm có chứa chất solanine, các phương pháp chế biến thông thường không thể làm phá huỷ được loại độc tính này. Nếu không chú ý ăn phải, nhẹ thì bị nôn mửa, đau bụng, đi ngoài, nặng có thể xuất hiện chứng co giật, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong.
Đậu nấu chưa kỹ
Những người ăn đậu (đỗ) bị ngộ độc thì cả bốn mùa trong năm đều có, nhưng vào mùa thu và mùa xuân thì nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân chủ yếu là trong hai mùa này lượng Alcaloit trong đậu tăng cao, chỉ có thể đem đậu nấu thật kỹ, nấu cho đến khi nó bị chuyển màu mới có thể tránh được chất độc.
Mộc nhĩ tươi
Tiết xuân rất thuận tiện cho cây mộc nhĩ phát triển, và mọc rất nhiều ngay trong vườn nhà. Do trong mộc nhĩ tươi có hàm chứa một loại quang vật liệu, nếu ăn với một lượng lớn có thể dẫn đến chứng viêm da Actinic hoặc phù nề thanh quản.