T6, 08 / 2023 1:28 chiều |

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: Giảm thị lực trung tâm, bệnh làm cho mắt nhìn mờ dần và hình ảnh bị méo mó. Nếu chỉ có một mắt bị bệnh thường lúc đầu người bệnh không để ý. Lão thị: Sử dụng kính thế nào cho đúng? Tại sao người già thường bị lão thị? Bệnh thoái hóa hoàng điểm mắt ở người cao tuổi

Bệnh AMD là gì?

Điểm vàng hay hoàng điểm là bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc giúp ta nhận biết độ sắc nét, màu sắc và độ rõ của hình ảnh. Tình trạng hoàng điểm bị thoái hóa gây mất thị lực ở vùng trung tâm gọi là bệnh thoái hóa điểm vàng AMD.

Có hai dạng thoái hóa: dạng thoái hóa khô, chiếm khoảng 90% và dạng thoái hóa ướt, chỉ chiếm 10% nhưng lại là nguyên nhân của 90% tình trạng mất thị lực nặng.

Đối tượng có nguy cơ cao bị AMD

– Tuổi tác: Nguy cơ bị AMD tăng theo lứa tuổi. Nguy cơ ở lứa tuổi 50 chỉ là 2%, nhưng ở lứa tuổi trên 75 lên đến khoảng 30%.

– Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ cao gấp 2 lần hơn nam giới.

– Hút thuốc: Hút thuốc có thể tăng nguy cơ AMD.

– Di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc AMD có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

– Cholesterol: Người có hàm lượng cholesterol trong máu cao dễ bị mắc AMD ướt nhiều hơn.

– Dinh dưỡng kém: Sử dụng chất chống oxy hóa liều cao có thể làm giảm nguy cơ mắc AMD.

Các dấu hiệu của bệnh AMD

Dấu hiệu đầu tiên của AMD khô là thị lực bắt đầu bị kém đi. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể thấy một điểm mờ ở vùng trung tâm của hình ảnh, rồi điểm mờ này sẽ ngày càng lớn hơn và tối hơn. Đối với AMD ướt, triệu chứng ban đầu là hình ảnh các đường thẳng bị biến thành đường dạng sóng.

Nếu cả hai mắt cùng bị AMD, bệnh nhân sẽ khó khăn khi đọc sách báo hoặc khi làm việc trong khoảng cách nhìn gần. Những triệu chứng này xảy ra ở một mắt của bệnh nhân đôi khi không phát hiện được cho tới khi mắt thứ hai bị bệnh. 42% bệnh nhân bị một mắt sẽ có nguy cơ bị mắt thứ hai trong vòng 3-5 năm.

Những bệnh nhân trên 65 tuổi nên đi khám định kỳ mỗi năm ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Ngăn ngừa sự tiến triển và điều trị bệnh AMD

Khi bệnh AMD ở giai đoạn cuối thì hầu như không thể điều trị được. Tuy nhiên AMD thường tiến triển chậm qua một thời gian dài nên có thể ngăn chặn sự tiến triển đó bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc mắt thích hợp.

Một vài trường hợp AMD ướt có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật lấy đi màng tân mạch. Tại Bệnh viện Mắt Trung Ương đã ứng dụng laser quang động để hủy diệt tân mạch. Gần đây, người ta đã có nhiều nghiên cứu mới như sử dụng laser quang nhiệt động TTT hoặc quang động học.

Tuy nhiên, tất cả mọi phương pháp điều trị đều cho kết quả hạn chế. Tốt nhất có thể làm giảm nguy cơ tiến triển của AMD bằng cách bổ sung dinh dưỡng cho mắt với một số vitamin và nguyên tố vi lượng chống oxy hóa. Một kết quả nghiên cứu của Viện Mắt Quốc Gia ở Mỹ cho thấy là việc kết hợp chất chống oxy hóa và kẽm làm giảm 25% nguy cơ tiến triển AMD và giảm 19% nguy cơ mất thị lực ở người bệnh. Một số chất chống oxy hóa được điều chế tự nhiên như Lutein và Zeaxanthine đã được sử dụng một cách rộng rãi trong việc giảm nguy cơ AMD.

Bài viết cùng chuyên mục