Bệnh cảm mạo gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là ở người già, trẻ nhỏ,… Bệnh cảm mạo có thể được điều trị rất đơn giản bằng cách đánh gió, với những vật dụng, vị thuốc dễ tìm ở ngay quanh chúng ta. Làm sao để vết bầm tan đi trong thời gian ngắn nhất? Cách nhận biết việc rò rỉ nước ối Làm sao để tránh vết sẹo sau khi vết thương lành?
Bệnh cảm mạo có thể mắc quanh năm nhưng hay gặp nhiều nhất lúc giao mùa khi thay đổi thời tiết đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến bị bệnh.
Kỹ thuật đánh gió: Xát toàn bộ cơ thể, từ trên xuống dưới từ trong ra ngoài. Vùng trán, xát từ vùng giữa trán sang 2 bên xuống đến cổ, rồi cánh tay dến các đầu ngón tay, vùng ngực bụng, rồi đến mặt ngoài chân xuông đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.
Dùng bạc hay đồng tiền bằng bạc: Dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc cùng lòng trắng trứng gà vừa luộc xong chà xát lên người bệnh từ trên xuống, làm liên tục từ 10 đến 20 phút.
Dùng gừng và tóc rối: Dùng khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi to độ bằng ngón chân cái người lớn giã nát cùng với mớ tóc rối, rồi xát lên người bệnh từ trên xuống.
Dùng gừng tươi, tóc rối tẩm rượu: Cũng giã gừng bọc trong tóc rối như trên, rồi nhúng vào chén rượu mạnh 40º chà xát như trên, khô rượu lại tẩm tiếp.
Dùng lá trầu không hay lá đu đủ nhúng vào rượu rồi đánh gió như trên.
Dùng dầu gió bôi dọc cột sống thắt lưng và dùng đồng bạc hoặc thìa inox để cạo.
Ngoài ra, cũng có thể phối hợp đánh gió với day bấm một số huyệt như: ấn đường, phong trì, thái dương, hợp cốc, khúc trì, phế du, thận du,…
Chỉ nên đánh gió khi người bị cảm mạo (cảm mạo phong hàn hay phong nhiệt), đau đầu, đau lưng và đau thắt lưng cấp, đậu lào hoặc trong trường hợp sốt không ra mồ hôi.