T6, 08 / 2023 2:00 chiều | admin

Cũng có thể vì lý do ngại hỏi bác sĩ nên chúng ta chỉ cần biết tình trạng thai nhi thế nào, cân nặng bao nhiêu, có biến chứng gì không nhưng như thế thì chưa đủ.

Lần đầu làm mẹ, mẹ nào chẳng có cảm giác tò mò, hồi hộp, lo lắng khi muốn biết từng ngày, từng giờ sự đổi thay của thai nhi phải không? Mình xin giới thiệu với các bạn chi tiết các thông số trên tờ phiếu xét nghiệm để mỗi lần khám định kỳ bạn có thể đọc và hiểu rõ bác sĩ viết gì để lên kế hoạch sinh cho tốt nhé.

HBSAg: Xét nghiện về viêm gan.
AFP: Alpha FetoProtein
Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu
HA: Huyết áp
Ngồi mông: Đít em bé ở dưới
Ngồi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới)
MLT: Mổ lấy con
Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu
DS: Dự kiến ngày sinh
Fe: Kê toa viên sắt bổ sung
TT:Tim thai
TT(+): Tim thai nghe thấy
TT(-): Tim thai không nghe thấy

+: Thai máy

BCTC: Chiều cao tử cung

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không).

HAcao: Huyết áp cao.

KC: Kỳ kinh cuối

MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu).

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu

KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu.

Phù: Phù (sưng)

Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so)

TSG: Tiền sản giật

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào.

NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng

TK: Tái khám

NV: Nhập viện

SA: Siêu âm

KAĐ: Khám âm đạo

VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai

HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính

Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:

CCPT: Xương chẫm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.

CCTT: Xương chẫm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.

CCPS: Xương chẫm xoay bên phải đưa ra đằng sau

CCTS: Xương chẫm xoay bên trái đưa ra đằng sau.

Bài viết cùng chuyên mục