CN, 06 / 2021 1:56 chiều | admin

Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Úc (ANU) đã tạo bước đột phá với công nghệ mới có thể biến mắt kính thông thường thành thiết bị nhìn xuyên đêm tối.

Theo đó, họ tạo ra một tấm phim siêu mỏng dán trực tiếp lên mắt kính thông thường. “Tấm phim này hoạt động như bộ lọc, chỉ cần một tia laser đơn giản để chuyển đổi ánh sáng hồng ngoại thành hình ảnh giúp người đeo có thể nhìn thấy xuyên bóng tối” – Tiến sĩ Rocio Camacho Morales, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Tấm phim siêu mỏng được tạo ra dựa trên công nghệ tinh thể nano với kích thước các hạt mỏng hơn sợi tóc cả 100 lần. Các nhà khoa học của ANU đã sản xuất phiên bản nguyên mẫu của tấm phim này với trọng lượng siêu nhẹ, giá thành rẻ và dễ dàng sản xuất hàng loạt.

kinh xuyen dem 1

Hình ảnh qua kính hiển vi điện tử của tấm phim giúp nhìn xuyên đêm tối của ANU. 

“Tấm phim hoạt động không cần nguồn điện, chỉ cần một tia laser nhỏ để kết hợp các tinh thể nano với ánh sáng hồng ngoại đang chiếu tới. Khi đó, tấm phim tạo ra ‘hình ảnh hiển thị có thể nhìn thấy trong bóng tối”, bà Morales nói thêm.

Thành công vượt bậc của ANU có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự thay thế kính bảo hộ nhìn trong đêm tối vốn cồng kềnh và ngốn điện. Nó cũng có thể thay thế các hệ thống tương tự mà cảnh sát, cũng như nhân viên bảo vệ đã và đang được trang bị.

Ngoài ra, với kích thước nhỏ gọn nó có thể ứng dụng cho các loại kính đeo thông thường để sử dụng hàng ngày, giúp bảo an toàn khi lái xe vào ban đêm hoặc đi bộ trong trời đêm tối.

Lần đầu tiên trên thế giới, ánh sáng hồng ngoại được chuyển đổi thành công sang hình ảnh có thể nhìn thấy được qua một tấm phim siêu mỏng. Công nghệ thực sự thú vị bởi từ nay có giúp thay đổi cảnh quan ban đêm” – Giáo sư Dragomir Neshev, thành viên khác của nhóm nghiên cứu nói về ý nghĩa của kính nhìn xuyên bóng tối.

Thái An

Bài viết cùng chuyên mục